Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

con diều và franklin

Vào một ngày hè năm 1752 (ngày 10/6), Benjamin Franklin đã tiến hành một thí nghiệm với các đám mây tích điện. Ông thả một cái diều tự tạo trong một cơn giông. Cái diều may từ vải lụa gắn trên một khung chữ thập bằng gỗ, với một sợi dây sắt dài chừng một foot thò ra phía trên cái diều. Một cái khóa buộc với đầu của dây kim loại nối với cái diều và đầu kia của khóa buộc với dải ruy băng bằng lụa mà Benjamin giữ trong tay trong khi thả diều. Một tia sét đánh vào sợi dây diều và truyền xuống khóa gây ra một tia lửa điện. Điều này chứng tỏ rằng sét là dòng điện phát sinh từ các đám mây có thể dẫn xuống đất. Đã có một thời những tòa nhà cao tầng bị phá hỏng khá thường xuyên bởi tia sét. Và Benjamin Franklin đã phát minh ra cột thu lôi bảo vệ cho các tòa nhà.
Đó là câu chuyện thường hay được sách vở kể lại. Tuy nhiên, xung quanh câu chuyện lí thú này, có nhiều quan điểm khác nhau. Sau đây, chúng tôi trích giới thiệu với bạn một vài ý kiến trong số đó. Đây là bài viết trích từ ToEScience.
Có lẽ thí nghiệm nổi tiếng nhất với tia sét là thí nghiệm của Benjamin Franklin và cái diều nổi tiếng của ông.
Cái Franklin đang nghiên cứu là xem sét có phải là một hiện tượng điện hay không. Điều này dường như khá hiển nhiên đối với đa số chúng ta ngày nay, nhưng chúng ta phải nhớ rằng vào thời đại của Franklin, những tia lửa điện lớn nhất mà họ có thể tạo ra dài chưa tới 1 inch! Vì tia sét dài đến vài ba dặm nên không rõ là chúng có cùng bản chất hay không.
Câu hỏi thường hay đặt ra là không biết Franklin có thật sự tiến hành thí nghiệm này hay không, và câu trả lời là chúng ta không biết chắc cho lắm. Tuy nhiên, có một thứ là chắc chắn: nếu ông đã tiến hành một thí nghiệm như thế này, thì ông đã không thực hiện nó theo kiểu như người ta thường nói. Nghĩa là, ông đã không buộc một cái chìa khóa vào sợi dây diều, thả nó lên trong một cơn giông, và chờ cho đến khi nó bị sét đánh trúng! Một thí nghiệm như thế sẽ rất kịch tính và khá mạo hiểm.
Tuy nhiên, có những cách an toàn tiến hành những cái tương tự, và Franklin, trong nhiều tác phẩm đa dạng của ông, trình bày rằng ông nhận thức khá rõ cả về sự nguy hiểm và những phương án lựa chọn khác.
Franklin nhận ra rằng nếu sét là điện, thì nó phải là một lượng lớn vật liệu, và nó phải cần thời gian dài để tích góp trong cơn giông. Do đó, ông đề xuất, thả cái diều ngay đầu cơn giông trước tia sét tiến gần đến bạn.
Ông đã có vài biến thể làm thế nào chỉ rõ điện có mặt – bạn có thể thấy các tia lửa điện từ cái khóa buộc vào sợi dây, hoặc bạn có thể gắn sợi dây đó với một chai Leyden, một loại dụng cụ tích góp điện (một tụ điện). Nếu cái chai rỗng trước khi thả cái diều và tích đầy điện sau đó thì đó là một bằng chứng tốt cho thấy các đám mây giông có chứa điện.

Trong thí nghiệm chứng minh của chúng tôi, cái diều được thả lơ lửng từ một thanh plastic (vì không có gió). Sợi dây nối xuống vào một cái chai (không phải chai Leyden), trong đó nó gắn với một cái khóa. Dưới cái khóa là một khe trống 1-2 inch trước một quả cầu kim loại nối đất.


Chú ý trong hình ở trên (chụp với cỗ máy đang chạy, nhưng không đủ mạnh để tạo ra tia lửa điện), cái đuôi diều bị hút về phía vòm của máy phát. Đây là một thí dụ của lực hút tĩnh điện – cái làm cho quần áo của bạn dính vào nhau trong máy sấy quần áo. Cũng lưu ý là có một tia lửa điện nhảy giữa cái khóa và quả cầu bên trong chai.

Còn có một hiệu ứng khác chúng tôi chứng minh bằng cái diều của mình, nhưng nó quá yếu để chụp ảnh dễ dàng. Nó được gọi là Dây Thánh Elmo, hay, với các nhà khoa học, là điện hoa. Nó xuất hiện dạng một lóe sáng màu tía nhạt xung quanh rìa của cái diều, và được trông thấy ở cột buồm và dây chằng bởi các thủy thủ trên những con tàu buôn bằng gỗ cũ kĩ.
Với các thủy thủ, họ đặt tên cho nó theo tên thánh đỡ đầu của họ, đó là một dấu hiệu được bảo vệ, nhưng bạn có thể thấy trong bức ảnh này nó chẳng bảo vệ cái diều được bao nhiêu! Thật ra, nó là dấu hiệu của một mối hiểm họa lớn. Vậy làm thế nào các thủy thủ lại có kinh nghiệm sai lầm như thế?
Nguyên do có thể là toàn bộ thủy thủ trong cơn giông đều thấy điện hoa, nhưng chỉ những người có con tàu không bị đánh trúng và bị phá hủy mới còn sống sót để kể cho mọi người nghe về nó!

Acsimet - Diệu kế đánh thắng địch

Đòn bẩy của acsimet
Thời kỳ cổ Hi Lạp, giữa các nước nhỏ thường xảy ra chiến tranh, còn Acsimet ở một nước rất nhỏ bé có tên gọi là Syracuse cũng không tránh khỏi tình trạng đó. Cho dù ở tuổi 73 nhưng ông vẫn tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc.


Thời kỳ cổ Hi Lạp, giữa các nước nhỏ thường xảy ra chiến tranh, còn Acsimet ở một nước rất nhỏ bé có tên gọi là Syracuse cũng không tránh khỏi tình trạng đó. Cho dù ở tuổi 73 nhưng ông vẫn tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Lực lượng của kẻ địch hết sức hùng mạnh, tướng chỉ huy hải quan của chúng là một kẻ ngạo mạn và hung ác chỉ huy 60 chiếc thuyền, dương oai diễu võ tiến vào Syracuse.
Acsimet sớm đã chuẩn bị nghênh chiến, ông đã tính toán thiết kế một loại súng bắn đá, loại máy móc này giống như súng cao su bắn chim ngày nay nhưng nó có thể bắn đi được những viên đá nặng hàng trăm kg.
Khi nhìn thấy kẻ thù đến gần, Acsimet mới lệnh: "Bắn!" thế là từng viên đá ớn phóng ra rơi lên chiếc thuyền của kẻ địch, không ít thuyền chiến bị phá hỏng, bọn địch sợ khiếp vía chạy tháo thân. Bị tổn thất chúng đành phải rút lui, rồi bàn nhau tìm cách đánh tiếp. Có người trong chúng đưa ra đề nghị sẽ đánh vào ban đêm, không để đèn, không thổi kèn, lặng lẽ tiến lên, đợi khi tiến sát chân thành Syracuse lúc ấy vũ khí của Acsimet phát minh sẽ không thể sử dụng được nữa.
Thủ lĩnh của quân địch cười vang: "Hãy để cho những hòn đá đáng ghét ấy rơi xuống biển sâu, dọa cá, ngày mai chúng ta đứng ở cung điện Syracuse".
Đêm đã đến, cả khoảng đêm tĩnh lặng, chỉ còn nghe thấy tiếng sóng biển đập vào bờ đá, chiến thuyền của kẻ địch lặng lẽ đến ngoài thành.
Lúc này binh sĩ địch đã dựng thang, vác búa chuẩn bị phá cổng thành.
Từ phía trên cái đầu nóng của quân thù là tiếng "két két", trên tường hình như có cả bóng người di động. "Cũng chẳng sợ, kiểu gì thì những hòn đá lớn kia cũng không thể bắn vào chúng ta được" - tên tướng chỉ huy nghĩ. Tuy là nghĩ như vậy nhưng kẻ địch vẫn cảm thấy lo lắng.
   Tiếng "két két" vẫn vang đều đều, tiếng vang ngày càng lớn. Không biết Acsimet đang làm cái trò gì? Acsimet vẫn đang chỉ huy binh sĩ chuẩn bị máy bắn đá, chỉ có điều lần này là loại khác. Ông buộc một tấm ván có một đầu vừa mỏng vừa rộng vào những cái gân bò, một đầu của nó xếp đầy những hòn đá to hỏi các loại, những sợi gân bò này được nối với một tay quay kiểu trục quay, khi những sợi gân bò được xoắn thật chặt thì buông lỏng tay ra, đầu ván bật lên mạnh, những viên đá bắn thẳng lên trời rồi rơi thẳng xuống, đánh trúng vào những chiến thuyền đang áp sát bờ và bọn binh sĩ, có một hòn đá đã đập đúng đầu tên chỉ huy.
Kẻ thù điên cuồng phải chấp nhận thất bại một lần nữa. Nhưng vẫn không chịu cam tâm thất bại, chúng lại phát động cuộc tấn công lần thứ ba.
Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu Acsimet: "Đúng, hãy dùng cách này, mặt trời thành thần, mong người có thể giúp đỡ tôi cứu lấy những người dân Syracuse lương thiện". Ông ra lệnh một cách cương quyết, yêu cầu mỗi một phụ nữ đều phải đem gương sọi của mình đến tập trung ở bờ biển.
Quân địch nhìn thấy rất nhiều phụ nữ mặc áo dài trắng đứng trên bờ biển, tên chỉ huy có chút ngờ vực "Tại sao họ lại không đi ẩn nấp? Đứng đó để làm gì?" Nhưng nó nhìn thấy những người phụ nữ này không cầm vũ khí liền yên tâm, lệnh cho chiến thuyền tiến lên, chuẩn bị đánh.
Bỗng nhiên, một tia sáng chói mắt từ cảng chiếu tới. Rồi từng cột ánh sáng đi động và cuối cùng tập trung tại một điểm, điểm sáng đó chói lòa, nóng như đốt. Nó rọi vào cánh buồm lớn của chiếc thuyền chiến đi đầu. Cánh buồm bốc ra một làn khói nhẹ, không biết từ đâu bốc ra mùi khét giẻ cháy. Đang lúc mọi người đang cảm thấy kỳ lạ thì bỗng có tiếng kêu lên hốt hoảng: "Ôi, buồm cháy rồi, buồm cháy rồi!"
   Mọi người trên chiêc thuyền đều muốn dập tắt lửa, nhưng không thể với tới được, gió biển thổi nhẹ, ngọn lửa đỏ nhảy múa theo gió, trong chốc lát cả cánh buồm lửa, ngọn lửa bùng cháy lên trước gió. Rồi cột buồm cũng bốc cháy, sàn thuyền chiến cũng bốc cháy, chiếc thuyển trở thành một thuyền lửa, binh sĩ trên thuyền chỉ còn cách nhảy xuống biển thoát thân.
Đốm sáng từ bờ chiếu xuống di động tìm đến các chiếc thuyền, rồi chiếc thuyền chiến thứ hai, thứ ba cũng bốc cháy, chúng hội thành biển lửa. Từ những tướng chỉ huy đến bọn lính đều khiếp đảm, viên chỉ huy đầy kiêu ngạo kia chỉ còn cách ra lệnh cho quân sĩ rút lui.
Nước Syracuse bé nhỏ lại chiến thắng kẻ thù một lần nữa, họ không phải dùng đến bất cứ loại vũ khí nào, không có binh sĩ nào của họ bị thương vong. Họ vô cùng sùng bái và kính trọng Acsimet, trí tuệ Acsimet là niềm kiêu hãnh của nhân dân Syracuse

Bà mẹ điên

Tác giả: Trần Trung Đạo
Có lần tôi đi ngang 
Qua vỉa hè Ðồng Khởi 
Một bà ôm chiếc gối
Ðứng hát như người say 
Khoan chết đã con trai 
Mẹ còn chờ mua sữa
Mai Ba về có hỏi
Mẹ biết nói sao đây 
Người biết chuyện cho hay
Chồng bà đưa ra Bắc 
Từ khi con trai mất 
Bà trở thành người điên 
Nhà bà là mái hiên
Tấm vải dầu che nắng
Sớm chiều khoai với sắn
Heo hút với bầy con 
Bà ngày một héo hon
Bỏ vùng kinh tế mới
Về Sài Gòn chen lấn
Giữa cuộc đời đắng cay 
Ðứa con út ốm đau
Vẫn hằng đêm đòi sữa
Chẳng còn gì bán nữa
Ngoài giọt máu mẹ cha 
Khi trời vừa sáng ra
Bà lại lên Chợ Rẫy
Lần nầy lần thứ mấy
Bà bán máu nuôi con 
Trên đường về đi ngang
Ghé cửa hàng mua sữa
Bà gục người trước cửa
Suốt đêm mà không hay 
Ðứa con út đang đau
Chờ mẹ về chưa tới
Qua đời trong cơn đói 
Thiếu cả một vòng tay 
Khi bà về tới nơi 
Thì con mình đã chết
Bà ôm con lạnh ngắt
Ðứng hát như người say 
Khoan chết đã con trai
Mẹ còn chờ mua sữa
Mai Ba về có hỏi
Mẹ biết nói sao đây 
Ðêm qua tôi nằm mơ
Thấy mình ôm chiếc gối
Ðứng trên đường Ðồng Khởi
Và hát như người điên.

Bà mẹ điên


Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, không ngần ngại ngồi tè ra trước mặt mọi người.
Vì vậy , đàn bà trong làng khi đi qua chỗ cô gái thường nhổ nước bọt, có người chạy đến trước mặt dậm chân “ cút đi “, thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.
Hồi đó cha tôi đã 35 tuổi, Cha làm việc ở bãi khai thác đá, bị máy chém cụt tay trái, nhà nghèo , mãi không cưới được vợ.
Bà nội thấy cô gái điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi “ đứa nối dõi” sẽ đuổi đi liền. Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không mất đồng xu nào, nghiễm nhiên trờ thành chú rể.
Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẳm cháu, miệng bà hóp không còn cái răng nào vui sướng nói” cái con mẹ điên này mà cũng biết sinh cho bà cái thằng chống gậy rồi”, có điều tôi được sinh ra chỉ có bà nội ẵm , không bao giờ mẹ được đến
Mẹ chỉ muốn được ôm tôi, bao nhiêu lần mẹ đứng trước mặt bà nội dùng hết sức và gào lên “Đưa , đưa tôi “”bà nội cũng mặc kệ. Tôi non nớt đỏ hỏn, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? dù sao mẹ cũng chỉ là con điên.
Mỗi lần mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội trợn mắt lên chửi: “mày đừng có hồng mà bế nó,tao phát hiện mày mà bế nó, tao đánh cái là chết, không chết, tao cũng đuổi mày đi”.Bà nội cương quýêt chắc nịch, mẹ hiểu ra ,mặt mẹ sợ hải khủng khiếp, chỉ dám đứng ở xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được ngụm sữa nào, bà nội đút từng thìa cháo nuôi tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có “ bệnh thần kinh”, nhỡ lây sang tôi thì phiền lắm.
Hồi đó nhà tôi vẫn đang trong cảnh nghèo đói, nhất là sau khi có thêm mẹ và tôi, nên bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại, mà còn thỉnh thoảng gây nên tiếng thị phi.
Một bửa nọ, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay bà xúc đầy bát cơm đưa cho mẹ bảo:” con dâu , nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô, cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà giàu có hơn mà ở, sau này cấm không quay lại đây nữa nghe chưa?
Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội hạ lệnh” tiễn khách “ liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đang ăn rơi lã tã ngoài miệng, nhìn sang tôi đang nằm trong lòng bà, kêu lên ai oán : ‘ Đừng , đừng …”
Bà nội đanh mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét :”Con dâu điên, mày ngang bướng cái gì, bướng thì chẳng tốt lành gì cho mày đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao bọc chở che mày hai năm rồi, còn đòi cái gì nữa, ăn hết bát đấy rồi đi, nghe chưa hả? ”
Nói đọan , bà nội ra sau cửa lấy ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất - nghe phập một tiếng. Mẹ sợ gan như chết giấc, khiếp sợ rồi lại chậm rãi nhìn xuống bát cơm trước mặt, nước mắt đã tứơi đầy bát cơm.
Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà nội một cách đáng thương hại.
Bà nội ngồi thẩn thờ, hóa ra mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bửa mẹ chỉ cần ăn ít hơn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ bề ngoài mà thôi.
Bà nội quay đầu đi, nuốt những giọt nước mắt nóng hổi đang lăn trên má, rồi quay lại sắt mặt nói:” ăn mau mau rồi còn đi, ở nhà này rồi cô cũng chết đói thôi”. Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm nhỏ núôt cũng không nổi, mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu rồi thất thiểu bước ra khỏi cửa.
Bà nội dằn lòng đuổi : ‘’ cô đi đi, đừng có quay đầu lại, dưới bầu trời này còn nhiều nhà giàu lắm”. Mẹ tôi quay lại, mẹ đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra mẹ muốn được ôm tôi một tí.
Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tả lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẳm tôi vào lòng, môi mẹ nhắp nhắp cười, nụ cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội chằm chặp nhìn mẹ như quân thù, hai tay đã chuẩn bị đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơm điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ tôi chỉ được ba phút, bà nội không đợi thêm được giành tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa.
Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu một chút, tôi mới phát hiện ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ.Tôi tìm cha đòi mẹ, tìm bà nội đòi mẹ, họ đều nói mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn nhỏ trong làng bảo:” mẹ mày la một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi”.
Tôi đòi bà phải trả lại mẹ cho tôi, tôi còn nguyền rũa bà là “bà lang sói”, thậm chí còn hất tung mọi thứ bà đút cho tôi ăn. Ngày đó, tôi làm gì biết” điên “ nghĩa la cái gì đâu, tôi chỉ bíêt cảm thấy nhớ mẹ vô cùng, mẹ như thế nào nhỉ , mẹ còn sống hay không ?
Không ngờ năm tôi 6 tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.
Hôm đó mấy đứa bạn chạy như bay tới báo: “Thụ, mau đi xem, mẹ đien mày về kìa: Tôi mừng quá co giò chạy vội ra ngòai, bà nội và cha tôi cũng chạy theo .
Lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đo áo quần vẫn rách nát, tóc tai còn dính những vụn cỏ khô vàng khè, làm sao ai biết mẹ tôi ở đâu ra.
Mẹ không dám vào nhà, mẹ ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, tay cầm một quả bóng bay bẩn thỉu.
Khi tôi cùng lũ bạn đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám bọn tôi để tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi nhìn chòng chọc, nhếch mép bảo “ Thụ…. bóng .. . bóng ’.
Mẹ đứng lên, liên tục dơ lên quả bóng bay trong tay, cố dúi vào tôi với vẻ lấy lòng. Tôi thì lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ mà hằng đêm tôi nhớ thương mong đợi là cái hình người này đây!
Một thằng nhỏ đứng cạnh tôi kêu to ‘ Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa ? là mẹ mày đấy
Tôi tức tối đáp lại “ Nó là mẹ mày, mẹ mày mới là con điên ’,Tôi quay đầu chạy trốn, người mẹ điên này tôi không thèm. Bà nội và cha tôi lại đưa mẹ về nhà.
Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị ray rứt dày vò, bà ngày càng già, trái tim bà không còn sắt thép nữa, nên bà chủ động đưa mẹ tôi về, còn tôi thì bực bội, bởi mẹ làm mất thể diện tôi.
Tôi không bao giờ tươi cười với mẹ, không chủ động nói chuyện với mẹ, chưa bao giờ gọi ‘Mẹ’
Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội nghĩ cách huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi làm đồng bà dạy mẹ quan sát, một thời gian bà nội nghĩ rằng mẹ có thể tự đi cắt được cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong hai bồ cỏ lợn. Bà nội vừa nhìn thì tá hỏa sợ hải, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trổ bông trên ruộng của người ta, bà nội vừa lo vừa giận “ Con mẹ điên , luá và cỏ mà không phân biệt được”.
Bà nội chưa biết xoay xở ra sao thì chủ ruộng lúa bị cắt đã tìm tới mắng bà là cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta bà lấy gậy đánh vào lưng eo con dâu, vừa chửi” Đánh chết con điên, mày cút ngay đi cho bà”. Mẹ tuy điên nhưng biết đau, biết tránh né đầu gậy, miệng lắp bắp sợ hai “ Đừng… đừng…’. Sau cùng, nhà người ta thấy chứơng mắt,chủ động “ thôi chúng tôi không đòi nữa, giử cô ấy chặt đừng để như thế nữa’
Sau cơn sóng gió, mẹ ỏai người khóc thúc thít. Tôi khinh khỉnh bảo “ cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn’.Vừa dứt lời, gáy tôi bị một tát mạnh của bà: bà trừng mắt bảo” Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy, mẹ mày đấy”, tôi vùng vằng “ cháu không có lọai mẹ điên này’.
A, thằng này láo, xem tao có đánh mày không, bà nội giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dứơi đất lên, che giữa tôi và bà nội, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt : “ đánh tôi , đánh tôi”.
Tôi hiêu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, cánh tay bà nội từ trên không buông thõng xúôn, bà lẩm bẩm : con mẹ điên biết thương con đấy.
Khi tôi vào lớp 1, cha tôi vẫn vất vã làm công việc canh hồ cá, mỗi tháng 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm đồng dưới sự chỉ bảo của bà , chủ yếu chỉ cắt cỏ lợn.
Nhớ mùa đông đói rét, năm tôi học lớp 3, trời đột ngột đổ mưa, bà sai mẹ mang ô cho tôi.Có lẽ trên đường trơn ướt mẹ đã ngã ì ạch mấy lần, tòan thân như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ngòai cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng gọi tôi “ Thụ … ô”
Có mấy đứa bạn cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông , vừa óan hận mẹ không biết điều làm tôi xấu hổ vừa hận thằng Hỷ cầm đầu trêu chọc.Tôi tức lên chộp lấy hộp bút đập mạnh cho nó một phát, nhưng thằng Hỷ tránh được và nó xông tới bốp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau, nó to và mạnh nên tôi dễ dàng bị nó đè xúông đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng ‘vút ’ kéo dài từ bên ngòai lớp học, mẹ như một đại hiệp bay “ ào tới, một tay tóm cổ thằng Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp.
Ai cũng bảo người điên rất khỏe, đúng như vậy, mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên không trung, nó kinh sợ khóc gọi bố mẹ. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, mẹ thản nhiên đi ra.
Mẹ vì tôi gây ra đại họa, nhưng mẹ coi như không có gi xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, chỉ múôn lấy lòng tôi. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu mẹ vẫn tỉnh táo vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt.
Lúc đó, tôi không kìm được, kêu lên “ Mẹ”, đấy là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sừng sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, mẹ như một đứa trẻ vui mừng, rồi cười ngớ ngẩn. Hôm đó lần đầu tiên hai mẹ con cùng che chung cái ô về nhà.
Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà sợ rụng rời ngã lăn trên ghế, vội vã nhờ người gọi cha tôi về. Cha vừa bước vào nhà, một đám thanh niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì , họ đập nát như tương các thứ trong nhà tôi.
Bố thằng Hỷ hung hãn chỉ vào cha tôi nói : con trai tao sợ quá phát điên rồi, đang nằm nhà thương, nhà mày không mang 1.000 tệ trả tiền thuốc thang, tao đốt sạch nhà mày ra ’.
Một ngàn tệ? Cha tôi làm 1 tháng 50 tệ, nhìn họ đằng đằng sắt khí, mắt cha tôi đỏ lên, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt cha dỡ lấy thắt lưng da đánh tới tấp khắp người mẹ.
Trận đòn khủng khiếp, mẹ như con chuột , khiếp hải run rẫy, như con thú săn bị dồn vào đường chết, mẹ kêu lên thảm thiết .
Sau đó trưởng đồn cảnh sát phải đến can ngăn bàn tay bạo lực của cha, kết quả là : cả hai bên đều tổn thất , không ai phải bồi thường ai, nếu ai con gây sự sẽ bắt ngay người đó.
Đám người đi rồi cha tôi nhìn khắp nhà, mọi thứ tan tành, cha lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, bất ngờ cha ôm mẹ vào lòng khóc thảm thiết “ mẹ điên ơi, không phải tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như không đánh thì việc này không dàn xếp nổi, làm sao có tiền mà đền người ta, bởi nghèo khổ mà thành họa đấy thôi”.
Cha lại nhìn tôi” Thụ , con phải cố mà học lên đại học, không thì nhà ta cứ bị kẻ khác bắt nạt suốt đời”. Tôi gật đầu.
Mùa hè năm 2000 tôi đỗ trung học với kết quả xúât sắc, bà nội cực nhọc cả đời nên mất trứơc đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Gia đình tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, nên tôi được chính phủ trợ cấp cho tôi 40 tệ tháng, nhờ đó tôi được tiếp tục học. Gánh nặng tiếp tục đặt lên vai mẹ tôi..
Tôi học nội trú, cha tôi vẫn làm việc với 50 tệ tháng. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu thức ăn xong , thì đưa mẹ mang đến trường cho tôi, mỗi ngày 20 ki lô mét đường núi ngoằn ngòeo làm khổ mẹ tôi phai nhớ đường đi, có ngày gió tuyết mẹ cũng đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào, ngòai tình yêu mẫu tử ra , tôi không biết cách giải thích nào khác hiện tượng này.
Ngày 27 tháng 4 năm 2003, là ngày chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang thức ăn ,mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả cắn một miếng, cười hỏi mẹ” Ngọt quá, ở đâu ra ? mẹ nói: “ tôi …hái…”, không ngờ mẹ tôi cũng bíêt hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: “ mẹ , mẹ càng ngày càng tài giỏi ” , mẹ cười hì hì.
Trứơc lúc về, tôi có thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an tòan, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong tôi bận rộn lo ôn thi cúôi cùng thời phổ thông để thi vào đại học.
Ngày hôm sau , khi đang trong lớp học, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngòai. Thím hỏi , mẹ tôi có đến tiếp tế đồ ăn không ? tôi nói : hôm qua mẹ có đến và về rồi.Thím bảo “ không , mẹ mày đến giờ vẫn chưa về” Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không lạc đường, chặng đường này mẹ đã đi 3 năm rồi, không thể lạc được.
Thím hỏi “ mẹ mày có nói gì không ?” Tôi nói : không , mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi” thím đập hai tay” Thôi chết rồi, hỏng rồi có lẽ vì mấy quả đào dại rồi”.
Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi men theo đường núi về tìm. Đường về , quả thật có mấy cây đào dại, trên cây lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giử được quả, cùng lúc đó chúng tôi nhìn thấy trên cây đào có nột vết gảy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước.
Thím nhìn tôi rồi nói” chúng ta xúông khe vách đá tìm “, tôi nói “ Thím, thím đừng dọa cháu”, Thím không nói gì kéo tay tôi đi xúông vách núi.
Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi chung quanh, tay mẹ nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành màu đen nặng nề.
Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi : mẹ ơi , mẹ ơi… mẹ sống chẳng được sung sướng ngày nào.
Tôi áp sát đầu vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá trên đỉnh núi như cũng rớt nước mắt theo.
Một năm sau ngày chôn cất mẹ, thư gọi nhập học của Trường Đại học Hồ Bắc bay thẳng vào nhà tôi.
Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào ngôi mộ cô tịch của me ”Mẹ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi. Mẹ có nghe thấy không, mẹ có thể ngậm cười nơi chín suối”
Sưu tầm .facebook
Câu chuyện thứ 1:
t

Cô gái và chàng trai là một đôi thanh mai trúc mã. Một ngày, chàng trai dẫn cô gái đi dạo phố. Khi đi qua một cửa hàng nữ trang, cô gái cứ chăm chú nhìn vào sợi dây chuyền hình trái tim trong tủ kính. Cô thầm nghĩ: “Cổ mình trắng như thế này mà đeo sợi dây chuyền này vào thì thật là đẹp.” Chàng trai thấy ánh mắt cô lưu luyến không muốn rời như thế, liền tìm ví của mình, nhưng…  Mặt chàng trai đỏ lên, kéo cô gái rời cửa hàng.
Vài tháng sau, sinh nhật 20 tuổi của cô gái đã đến. Trong bữa tiệc sinh nhật của cô, chàng trai đã uống rất nhiều mới dũng cảm cầm món quà sinh nhật đến tặng cô, đó chính là sợi dây chuyền hình trái tim mà cô ao ước lâu nay. Cô vui mừng hôn lên má chàng trai trước sự chứng kiến của mọi người. Qua hồi lâu, chàng trai mới đỏ mặt, vò vò tay, ấp úng nói: “Nhưng mà, đây, sợi dây chuyền này là ……bằng đồng.”
Giọng nói của chàng trai rất nhỏ nhưng vẫn đủ để cả hội trường nghe thấy.  Mặt cô đột nhiên căng ra đỏ ửng, liền cầm sợi dậy chuyền chuẩn bị đeo lên cổ trắng nõn nà của cô vò lại đút vào túi quần. “Nào, uống đi!” Cô phá tan sự im lặng, từ lúc ấy đến khi bữa tiệc kết thúc, cô không nhìn chàng trai lấy một lần.
Không lâu sau, có một người đàn ông bước vào cuộc đời của cô. Anh ta nói, anh ta cái gì cũng không có, chỉ có tiền. Lúc ấy, anh ta đeo lên cổ cô một sợi dây chuyền sáng lấp lánh,  có lẽ anh ta đã nắm bắt được tâm lí *đua đòi* của cô. Và rồi, 2 người rất nhanh đến sống cùng nhau.
Anh ta chiều chuộng phục tùng cô hết mực, cô thầm mừng với sự lựa chọn của mình. Với cô, đó thật sự  là những ngày hạnh phúc. Thế mà hạnh phúc không bao lâu, lúc cô mang bầu, anh ta đã có người phụ nữ khác mà mất tích. Chủ nhà cứ lần nữa đến thúc tiền nhà, cô đành mang tất cả nữ trang của mình đến hiệu cầm đồ.
Ông chủ chớp mắt nhìn cô nói: “Cô mang toàn nữ trang mạ vàng đến đây làm gì?”. Cô gái sững người, đưa ra một sợi sáng nhất, cạo cạo sợi dây chuyền. Ông chủ rút ra sợi dây cuối cùng trong đám nữ trang và nói: “Đây mới là  sợi dây chuyền thật, mới có giá trị. Cô gái vừa nhìn, đây chẳng phải là sợi dây chuyền giả mà chàng trai tặng cô sao
Ông chủ cầm sợi dây chuyền hình trái tim lên hỏi: “Này, cô định lấy giá bao nhiêu?”
Cô gái đột nhiên giật lại sợi dây rồi quay đi…
Câu chuyện thứ 2:
3-cau-chuyen-tinh-yeu-dang-suy-ngam

Thời gian đó, cô gái và chàng trai đang yêu nhau. Mỗi lần gọi điện, 2 người thường nói chuyện rất lâu. Sau cùng, luôn luôn là cô gái nói tạm biệt trước, chàng trai đã dần cảm nhận được sự hụt hẫng, lưu luyến sau khi gác điện thoại.
Sau đó, 2 người chia tay. Cô gái nhanh chóng có bạn trai mới_đẹp trai, hào phóng. Cô gái thấy mãn nguyện, cũng rất hài lòng. Sau đó, cô dần cảm thấy, giữa 2 người bọn họ hình như thiếu cái gì đó, Cảm giác này cứ làm cô thấy lạc lõng. Nó là gì?Cô thật không hiểu. Chỉ là 2 người khi kết thúc cuộc trò chuyện, cô gái luôn thấy lời “tạm biệt” của cô mới nói được một nửa thì đã nghe tiếng tắt phụt của đầu dây bên kia rồi. Mỗi lần như thế, cô thấy âm thanh chói tai trong không gian này như đông lại thành nước, chạy vào màng nhĩ của mình. Cô cảm thấy người bạn trai mới như một con diều giấy, tự mình không có sức thì sẽ là vô vọng.
Một ngày, 2 người cãi nhau rất lớn. Bạn trai không bình tĩnh đã quay lưng đi. Cô gái không khóc, nghĩ rằng đây là cách tốt nhất cho cả hai. Một ngày, cô lại nhớ chàng trai đầu tiên, trong lòng lại thấy xao động: chàng trai  mà luôn đợi cô nói hết câu “tạm biệt”. Cảm giác này khiến cô cầm điện thoại lên, giọng nói vẫn ấm áp như trước, cô xao động đến kì lạ. Nhưng rồi cô nghẹn lại, vội vàng nói “tạm biệt”…
Cô gái không nhận cuộc gọi lại, cảm giác không tên này khiến cô bần thần. Không biết sau bao lâu, giọng nói của chàng trai dội lại, “Tại sao anh  không cúp máy trước?” Giọng cô ấm úng. “Sao lại luôn để e cúp máy trước” Quen rồi. Chàng trai bình tĩnh nói: “Anh muốn em cúp máy trước, như vậy anh mới yên tâm. Nhưng người cúp máy sau lại luôn có cái gì đó tiếc nuối và lạc lõng. Cô gái run rẩy. “Vì thế, thà rằng những cảm giác lạc lõng ấy lưu lại trong anh, chỉ cần em vui là được rồi.”
Cô gái rốt cục dằn lòng không kìm được nước mắt rồi, những giọt nước mắt nóng hổi rơi xuống nhạt nhòa, cùng  những kí ức về tình yêu của 2 người ùa về trong cô. Cuối cùng cô đã hiểu, không ai đủ nhẫn lại nghe cô nói hết câu cuối cùng, không ai có thể lặng lẽ chăm lo cho cô suốt đời, đó chỉ có thể là tình yêu.
Thì ra tình yêu có lúc chỉ đơn giản như thế, một sự đợi chờ, đủ để giải thích tất cả. …
Câu chuyện thứ 3:
3-cau-chuyen-tinh-yeu-dang-suy-ngam
Anh là một người câm, tuy có thể nghe hiểu lời nói của người khác, nhưng lại không thể nói ra suy nghĩ, cảm xúc của chính mình. Cô là hàng xóm của anh, cùng bà ngoại cô nương tự vào nhau mà sống. Cô cứ gọi anh là  “anh trai”. Anh thật sự giống một người anh trai, đưa cô đi học, chơi đùa cùng cô, mỉm cười lắng nghe cô ríu rít kể chuyện. Anh chỉ dùng tay ra hiệu nói chuyện với cô, nhưng cô cũng có thể hiểu được anh qua ánh mắt ấy. Khi anh nhìn vào mắt cô, cô biết anh yêu cô nhiều thế nào.
Sau đó, cô cũng đỗ vào đại học trong niềm vui hạnh phúc lớn lao, rồi cô cũng tốt nghiệp, ra trường và bắt đầu đi làm. Lúc này, cô quyết định nói với anh: “Anh, e muốn lấy anh”  Anh sững sờ, dường như muốn chạy trốn như một con thỏ, lại còn không dám nhìn cô, bất luận cô van nài thế nào. Cô nói: “Anh cho rằng em đồng cảm với anh sao?, muốn báo đáp anh sao?Không đâu, 12 tuổi em đã yêu anh rồi.” Thế nhưng, cô không nhận được lời đáp.
Một ngày, cô đột nhiên phải nhập viện. Anh sợ có điều không hay, lập tức chạy đến thăm cô. Bác sĩ nói, trong cổ họng cô có một cái nhọt, tuy cắt bỏ rồi, nhưng lại tổn hại đến dây thanh quản, rất có thể không nói được nữa, Trên giường bệnh, ánh mắt cô chăm chú nhìn anh.
… Bọn họ kết hôn.
Rất nhiều năm, họ chung sống với nhau hạnh phúc.  2 người họ nói chuyện với nhau bằng tay, bằng chữ viết, bằng cả tâm hồn, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng nhau. Bọn họ trở thành cặp đôi được ngưỡng mộ.
Người ta nói, đó là một cặp vợ chồng câm hạnh phúc!
Nhưng, tình yêu rồi cũng bị ngăn cách bởi cái chết, anh bỏ lại cô một mình mà đi trước. Mọi người sợ cô không chịu được sự mất mát này đến an ủi cô.
Lúc này, cô nhìn vào ánh mắt dại khờ trong tấm di ảnh của anh, đột nhiên nói: “Anh ấy đi rồi…”


Chiếc bánh kem


Chiếc bánh kem

- Ăn thêm cái nữa đi con!
- Ngán quá, con không ăn đâu!
- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!
- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường, sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi.
Hai đứa trể đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ, xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:
- Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.
Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.
- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh - Con bé nói rồi thút thít.
- Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi
!

Có những ngày chẳng vướng bận - chẳng âu lo

Mùa đông Hà Nội cũng thật lạ, khi lạnh lùng, dửng dưng khi ấm áp và dịu êm, như vô vàn cảm xúc đang bấu víu lấy nhau nhùng nhằng khó dứt. Có những ngày thời tiết ẩm ương, màu đen xám xịt bám chặt bầu trời mà hờn dỗi vô cớ, để mặc cho nắng mải miết đi tìm nơi trú ngụ. Nhưng có những ngày không nắng, không mưa, không người, mình ta lại thèm được thổn thức và đợi chờ, là cảm giác chờ yêu, chờ thương và chờ nhung nhớ.

Có những ngày nhẹ tênh như thế trôi qua, thấy tim mình bé nhỏ, cựa quậy đòi nũng nịu. Lúc đó cứ để mặc trái tim bận bịu với những cảm xúc vẹn nguyên, chưa trầy xước.
Có những ngày thôi nhớ về quá khứ đã hạ màn khép lại từ rất lâu, chẳng thương, chẳng vương, chẳng bận lòng thêm nữa. Là những ngày Hà Nội êm đềm, chỉ muốn nhìn bầu trời bằng đôi mắt không u buồn và muốn được bước xuống phố với niềm vui cỏn con cũng thấy an yên.
Có những ngày chỉ muốn thảnh thơi đọc một cuốn sách, pha một ấm trà, mặc kệ dòng đời ngược xuôi vội vã.

Mùa đông, phố chầm chậm nằm im nghe tiếng gió lùa, những thân cây khẳng khiu trơ trọi lá chọc thẳng lên nền trời như vô vàn nét chấm phá xuyên thủng tầng mây đang ngơ ngác trôi. Có điều gì đó rất duyên, rất êm, rất nhẹ và rất mênh mang khiến cho lòng người xốn xang...
Là những ngày cuối đông, gió chòng chành khẽ đẩy khung cửa sổ kêu cót két và nắng nương mình len vào giữa giàn hoa Tigon đang buông hờ sắc tím nhàn nhạt...
Là thứ cảm giác đó, lòng không gợn sóng và tâm rất tĩnh để chỉ yêu thôi. Không phải yêu người mà là yêu chính bản thân mình, yêu những điều tốt đẹp mà có những tháng ngày ta vô tình lãng quên đâu đó.
Hà Nội mùa nào cũng là mùa yêu, chỉ là mình yêu nhau theo cách khác mà thôi. Những mùa ấy là mùa yêu thương như nàng công chúa ngủ lâu trong rừng được đánh thức dậy bởi những điều rất đỗi bình dị.
Có những ngày mặc dù người không đến, nhưng không buồn, không giận, không oán trách, chỉ mỉm cười vỗ về lấy niềm vui vừa tìm lại được.
Là những ngày thấy yêu bản thân mình hơn, gói lại cảm xúc cũ thật chặt và háo hức được tìm một mảnh đất mới để gieo niềm tin và hi vọng cho mùa sau.

Là những ngày muốn tuổi thanh xuân chẳng bao giờ trôi đi, muốn tâm hồn hóa thành đứa trẻ mải miết chơi, nghịch ngợm và quậy phá đủ điều mà không sợ trách phạt.
Là những ngày quá khứ khép lại nằm im, hồi ức chỉ là một trang giấy viết dở được đặt dấu chấm hết. Lật sang trang mới, háo hức ghi lại những khoảng khắc của hiện tại.
Là những ngày thấy bản thân mình chẳng còn trách móc người xưa, trái tim thôi ích kỷ và bao dung cho những chuyện không còn ý nghĩa nữa.

Là những ngày nhẹ nhàng, không hối hả chạy vội để kịp chuyến xe bus chiều cuối đông; vì nhận ra rằng cuộc sống cần lắm những lần bước chậm để hiểu hạnh phúc luôn bình dị ở quanh ta.
Là những ngày mưa không ghé, nắng không về, gió lả lơi và tình thôi thiết tha, em lang thang với vô vàn thứ cảm xúc mới.
Có những ngày em thấy bình yên như thế, chẳng vướng bận, chẳng âu lo…
Nguồn :http://htlove.org/co-nhung-ngay-chang-vuong-ban-chang-au-lo/

có khi nào bạn cảm thấy


Có khi nào bạn cảm thấy cuộc sống chỉ toàn ngõ cụt.
Khi tình yêu bay đi mất
Khi sự nghiệp tiêu tan
Khi bạn cảm thấy mình bị bỏ rơi
Khi bạn thấy mọi người không tin tưởng bạn

Đã bao giờ bạn muốn từ bỏ cuộc sống
Vì bạn chỉ thấy nó toàn đắng cay
Vì nó tẻ nhạt với những chuỗi ngày sắp đặt
Vì bạn muốn chạy trốn áp lực
Vì bạn muốn quên…

Đã bao giờ bạn khóc
Giữa những vấp ngã của đường đời
Giữa con đường trải dài trong cô độc
Giữa những nỗi đau về thể xác và tâm hồn
Giữa thành công…



Bạn và tôi, trái tim vốn dĩ không phải là sắt đá, không ai có thể là thiên tài trong việc giấu cảm xúc của mình nên dù bạn có là một diễn viên xuất sắc thì sự nhạy cảm của những người yêu thương bạn vẫn có thể nhận ra…

Phía sau nụ cười là khoảng trống
Phía sau ánh sáng là vất vả lo toan
Phía sau vẻ ngoài mạnh mẽ, là đôi môi mím chặt để không bật khóc
Phía sau sự liều lĩnh và chai lỳ là một tâm hồn nhạy cảm


Cuộc sống vỗn dĩ chẳng là màu hồng như con người mơ ước, cũng chẳng toàn màu đen như hiện tại của bạn bây giờ. Người nghệ sỹ vẽ ra bức tranh đó chẳng phải là một thiên tài nên bức tranh của ông ta sẽ mãi chẳng là kiệt tác. 
Thế nên bạn đừng cầu mong sự hoàn hảo. Bạn không phải là người vẽ ra, nhưng là người nhìn nhận nên nó đẹp hay không tùy vào cách bạn cảm nhận mà thôi.

Ngày hôm nay, bạn nhìn nó với toàn gam tối và bạn thấy tâm trạng mình chán nản. Đừng vội cho rằng đó là ngõ cụt. Hãy nhắm mắt lại và nghỉ ngơi đi. Ngày mai, khi bình minh đến, mặt trời sẽ mang cho bạn những tia nắng. Sự ảm đạp sẽ thay thế bằng gam màu tươi sáng, sống động. Bạn sẽ được nếm hạnh phúc ngọt ngào. Vì vậy đừng vội buông tay khi bạn còn chưa biết ngày mai bởi vì, nếu mai là ngày tận thế, hôm này bạn vẫn còn một ngày để sống nên bạn hãy sống sao cho sau này có nhắm mắt xuôi tay cũng không hề ân hận.

Trên trận chiến mang tên cuộc đời, có những lúc bạn ở đỉnh cao của danh vọng. Khi đó, xin hãy nhớ đã có thời mình như một tên lính quèn, lê lết thân xác đầy vết thương đi trong đoàn quân bại trận. 
Và khi bạn giống như cái xác không hồn vì buồn đau, vì mệt mỏi, chẳng còn thiết tha gì cuộc sống. 
Xin hãy nhớ những phút giây hạnh phúc, những kỷ niệm… để nó có thể làm dịu cái đầu đang nóng của bạn, để bạn có thêm nghị lực để đừng lên.


Đừng buồn khi ai đó bỏ rơi bạn vì đó chẳng phải là người yêu quý bạn thật lòng.
Đừng buồn khi bạn bị đuổi việc vì đó là một cơ hội để bạn tìm một công việc tốt hơn.
Đừng buồn khi nỗ lực của bạn không được đền đáp vì khi bạn cố gắng,bạn đã cho mình biết rằng không có gì là không thể.
Nhưng mọi lời khuyên đều chỉ là lý thuyết, nếu không có sự cộng tác nhiệt tình của bạn. Tạo hóa sinh ra con người nhưng không thể điều khiển trí tuệ, ý nghĩ và đặc biệt là tình cảm nên hãy sống thật với con người mình bạn nhé.
Đừng sợ bất cứ điều gì, vì bên cạnh bạn luôn có những bờ vai để bạn dựa vào những lúc chông chênh…


Hãy mở to đôi mắt và nhìn vào thực tại
Mở rộng vòng tay để đón nhận yêu thương
Im lặng, lắng nghe và chờ đợi
Rồi bạn sẽ nhận ra cuộc đời này đáng để quý trọng,yêu thương
Hãy thay đổi để lớn lên bạn nhé!


Nguồn :http://htlove.org/Co-khi-nao-ban-cam-thay/

Hãy luôn nuôi dưỡng cho mình một ước mơ

Không phải tất cả những người hạnh phúc đều có được mọi thứ họ muốn, nhưng họ biết muốn những gì họ có thể có được. Nói cách khác, họ sắp xếp cuộc chơi theo ý mình bằng cách chỉ muốn những điều trong tầm tay. Những người ít cảm thấy hài lòng với cuộc sống thường chẳng hướng đến điều gì, hay đôi khi họ tự đặt cho mình các mục tiêu không thể với tới, để rồi tự mình chuốc lấy thất bại.
Tuy nhiên, đạt được những mơ ước lớn lao, có ý nghĩa thật sự sẽ giúp cho chúng ta cảm nhận hạnh phúc trọn vẹn hơn so với những người chỉ đặt ra – và đạt được – những mục tiêu khiêm tốn hơn. Sau này, dù giấc mơ có thể không trọn vẹn nhưng họ thật hạnh phúc vì họ đã sống hết mình với ước mơ đó.
Trong công việc hay trong mối quan hệ với gia đình, bạn không nên để mình bị ảnh hưởng bởi những ảo tưởng đại loại như – muốn trở thành người giàu nhất thế giới hay trở thành gia đình lý tưởng nhất trên thế gian. Hãy sống thực tế và cố gắng làm cho mọi việc tốt hơn, nhưng đừng tự buộc mình phải trở nên hoàn hảo.
Nhưng vẫn có những người dám mơ đến những điều mà họ biết rõ là không thể nào đạt đến được, và từng ngày họ sống trong hạnh phúc cùng với ước mơ đó. Như một người khiếm thị luôn mơ đến một ngày nhìn thấy vẻ đẹp của ánh bình minh hay một em bé bại liệt không rời chiếc xe lăn ước một ngày nào đó, không những cậu có thể đi được mà còn có thể bay cao như chú chim bé nhỏ cậu vẫn thường thấy qua khung cửa sổ.
Thực tế đã chứng minh: Chỉ những ai dám ước mơ thì mới có nhiều cơ hội biến giấc mơ ấy thành hiện thực. Sẽ không có một cánh cửa nào đóng quá lâu trước một tấm lòng chân thành. “Ai đi sẽ đến – ai tin sẽ được – ai tìm sẽ thấy”.
Để kỷ niệm ngày về hưu, thầy hiệu trưởng quyết định tổ chức một buổi tiệc đánh dấu 30 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của mình tại ngôi trường trung học ở Altoona, bang Pennsylvania. Đã có những bài phát biểu hùng hồn ca ngợi sự đóng góp tuyệt vời của ông. Thế nhưng vào cuối buổi tiệc, ông buồn rầu tâm sự với những người bạn của mình: “Năm tôi 23 tuổi, tôi đã nghĩ sau này mình phải là tổng thống Mỹ, vậy mà bây giờ…”
Sau ngần ấy năm làm việc, người đàn ông này được nhiều người kính trọng, đã cống hiến rất nhiều cho nền giáo dục và đã vượt qua nhiều thứ bậc để trở thành vị lãnh đạo của một trường trung học. Nhưng thay vì vui thích với thành công ấy, ông lại xem đó là một sự thất bại. Mà ông có thất bại đâu – ngược lại là đằng khác. Nếu cứ mãi so sánh thực tại với mục tiêu to lớn và bất khả thi của ngày xưa, ông sẽ không thể nào tận hưởng trọn vẹn thành công của mình trong hiện tại.
Mục tiêu đặt ra và năng lực của một người có lien hệ chặt chẽ tới hạnh phúc của người đó. Nói cách khác, mục tiêu đặt ra càng thực tế và càng dễ thực hiện bao nhiêu thì người đó càng cảm thấy hài lòng với bản than họ bấy nhiêu. Cứ trong mười người thú nhận rằng mục tiêu của mình là không thể với tới, chỉ có một người trong số họ cảm thấy hài lòng với cuộc sống.
- Diener và Fujita

Nếu bố mẹ chia ly

Con nghe mọi người bảo nếu ôm bức ảnh của người mình nhớ vào lòng rồi đi ngủ thì sẽ mơ thấy người đó, nhưng mà mẹ ơi, vì sao con tối nào cũng làm như thế mà trong giấc mơ của con vẫn không gặp được mẹ?
“Vợ của anh vì một lý do ngoài ý muốn đã qua đời được 4 năm, anh vì không có cách nào có thể chăm sóc được bố mẹ nên cảm thấy chán nản và mệt mỏi.
Một buổi tối khi anh trở về nhà, vì quá mệt mỏi nên anh chỉ chào hỏi đứa con ngắn gọn và không muốn ăn cơm, cởi xong bộ comple liền lên giường nằm. Đúng lúc đó, ầm một tiếng, bát mì tôm làm bẩn hết chăn và ga trải giường, hóa ra trong chăn có một bát mì tôm. “Cái thằng danh con này”, anh ta liền vớ một chiếc móc quần áo chạy ra ngoài đánh cho đứa con trai đang ngồi chơi một trận.
Đứa con trai vừa khóc vừa nói:
- Cơm sáng đã ăn hết rồi, đến tối con chưa thấy bố về thấy đói bụng nên đi tìm đồ ăn, con tìm thấy mì tôm trong tủ bếp, muốn nấu mì tôm ăn nhưng bố dặn không được tùy tiện dùng bếp gas nên con lấy nước nóng từ trong vòi tắm pha mì tôm, con pha một bát ăn, còn một bát để phần bố. Sợ mì tôm bị nguội nên con mang vào giường ủ trong chăn đợi bố về ăn cho nóng. Con mải chơi đồ chơi mới mượn được của bạn nên khi bố về đã quên không nói với bố.
Anh không muốn đứa con thấy mình khóc nên vội vã vào nhà vệ sinh, mở vòi nước và khóc. Khi đã ổn định tinh thần, anh mở cửa phòng con trai và nhìn thấy đứa con trai trong bộ quần áo ngủ, nước mắt giàn giụa và tay đang cầm bức hình của mẹ nó.
Từ đó trở đi, anh chăm sóc con trai tận tâm hơn, chu đáo hơn, khi con trai mới vào học cấp I, anh đánh con một trận nữa. Hôm đó, thầy giáo gọi điện về nhà báo con anh không đi học, anh lập tức xin nghỉ về nhà, chạy đi tìm con khắp nơi, sau vài tiếng đồng hồ đi tìm anh đến một cửa hàng bán văn phòng phẩm nhìn thấy đứa con đang đứng trước một đồ chơi điện tử, thế là anh tức giận đánh con, đứa con không một lời giải thích, chỉ nói “Con xin lỗi”.
Một năm sau, anh nhận được điện thoại từ bưu điện, nói con trai anh đã bỏ một loạt các bức thư không viết địa chỉ vào hòm thư, cuối năm là lức bưu điện bận rộn nhất nên điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho họ. Anh lập tức đến bưu điện, mang những bức thư đó về ném trước mặt con trai nói:
- Sao mày lại làm những trò tai quái thế này hả?
Thằng bé vừa khóc vừa trả lời:
- Đây là những bức thư con gửi cho mẹ.
Mắt người bố cay cay hỏi con:
- Thế sao một lúc gửi nhiều thư như vậy?
Đứa con nói:
- Trước đây con còn thấp nên không bỏ thư vào hòm thư được, bây giờ con lớn có thể bỏ thư vào được rồi nên con mang gửi hết những bức thư con viết từ trước đến giờ.
Ông bố nghe xong, tâm trạng rối bời không biết nói gì với con. Một lát sau ông bố nói:
- Mẹ con giờ ở trên thiên đàng, sau này con viết thư xong, hãy đốt nó đi thì có thể gửi thư cho mẹ được đấy.
Đợi đứa con ngủ, anh mở những bức thư đó xem đứa con muốn nói gì với mẹ, trong đó có một bức thư khiến anh vô cùng xúc động.
“Mẹ thân yêu của con: Con nhớ mẹ lắm! Mẹ ơi, hôm nay ở trường con có một tiết mục mẹ cùng con biểu diễn, nhưng vì con không có mẹ nên con không tham gia, con cũng không nói cho bố biết vì sợ bố sẽ nhớ mẹ. Thế là bố đi khắp nơi tìm con, nhưng con muốn bố nhìn thấy con giống như đang đi chơi nên con đã cố ý đứng trước một đồ chơi điện tử. Tuy bố đã mắng con nhưng con đã kiên quyết không nói cho bố biết vì sao. Mẹ ơi, con ngày nào cũng thấy bố đứng trước ảnh mẹ ngắm rất lâu, con nghĩ bố cũng như con rất nhớ mẹ đấy!
Mẹ ơi, con đã sắp quên giọng nói của mẹ rồi, con xin mẹ trong giấc mơ của con hãy để con được gặp mẹ một lần được không, để con nhìn thấy khuôn mặt của mẹ, nghe thấy giọng nói của mẹ, được không mẹ?
Con nghe mọi người bảo nếu ôm bức ảnh của người mình nhớ vào lòng rồi đi ngủ thì sẽ mơ thấy người đó, nhưng mà mẹ ơi, vì sao con tối nào cũng làm như thế mà trong giấc mơ của con vẫn không gặp được mẹ?”
Đọc xong bức thư, ông bố òa khóc. Anh không ngừng tự trách mình: “phải làm sao mới có thể lấp được khoảng trống mà người vợ để lại đây?”
Chúng ta là những ông bố bà mẹ khi đã mang cuộc sống của đứa con đến với thế giới này có nghĩa là gánh trên vai trách nhiệm vô cùng to lớn. Khi đã là một người mẹ, không nên tăng ca quá nhiều, khi đã là một người bố, không nên uống quá nhiều rượu, đừng nên hút nhiều thuốc, phải chăm sóc tốt cho bản thân mới có thể yêu thương con hết lòng, tuyệt đối đừng nên vì muốn kiếm nhiều tiền mà hủy hoại sức khỏe của mình, không có sức khỏe thì những danh lợi kia có nghĩa lý gì. Và cũng đừng nghĩ rằng đợi đến khi bố mẹ có nhiều tiền thì sẽ như thế này như thế kia, nào ai biết sau này chuyện gì sẽ xảy ra, có thể sau một giây mọi chuyện đã khác.
Những ông bố bà mẹ xin đừng vì những chuyện nhỏ nhặt mà dễ dàng ly hôn. Vì đau thương lớn nhất sau sự đổ vỡ đó không ai hết mà chính là thuộc về đứa con. Bạn đã kết hôn hay chưa kết hôn thì hãy nhớ một điều, xin hãy quý trọng “nó”.
Theo vườn hoa phật giáo.

Tình yêu kì diệu

tình yêu kì diệu


“Chỉ khi nào ta thật sự nhận ra rằng mình không có nhiều thời gian trên cõi đời này – và cũng không thể nào biết được khi nào lượng thời gian của ta sẽ hết – thì lúc ấy ta mới sống mỗi ngày thật trọn vẹn, sống như thể đó là ngày cuối cùng mình còn được sống.”
~ Elisabeth Kbler–Ross
Không một ai có thể biết được thần tình yêu sẽ ghé qua nơi nào và vào lúc nào. Có những lúc vị thần ấy thật sự khiến chúng ta phải ngạc nhiên khi chọn những nơi bất ngờ nhất làm bến đỗ, và Bệnh viện Phục hồi Chức năng ở ngoại ô Los Angeles chính là một trong số những nơi bất ngờ đó – một bệnh viện mà hầu hết các bệnh nhân đều không thể cử động theo ý muốn của mình được.
Ở một nơi mà tình yêu đôi lứa trước giờ vẫn là một điều rất xa vời thì việc một đám cưới giữa đôi nam nữ bệnh nhân trở thành một sự kiện trọng đại. Khi nghe được tin này, vài cô điều dưỡng đã bật khóc vì xúc động, còn viên quản lý Harry MacNamara lại cảm thấy ngạc nhiên xen lẫn một chút bối rối. Ông không biết phải làm thế nào để giúp cho họ có được một cuộc sống tốt nhất có thể. Thế nhưng cũng bắt đầu từ đó, ông đã quyết tâm chúc phúc cho mối tình ấy và xem những ngày này như là những ngày tuyệt vời nhất trong cả cuộc đời làm quản lý bệnh viện của mình. Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng khi Michael, một bệnh nhân phải di chuyển bằng xe lăn và sống nhờ vào máy thở, đến trước cửa văn phòng của Harry.
– Harry, tôi muốn kết hôn. – Michael dõng dạc nói.
– Kết hôn ư? – Harry vô cùng ngạc nhiên và băn khoăn nghĩ bụng liệu đây có phải là chuyện nghiêm túc hay không. Ông vội hỏi: – Với ai?
– Tôi sẽ kết hôn với Juana. – Michael nói. – Chúng tôi yêu nhau thật lòng.
Harry cảm thấy bất ngờ đến không thể nói nên lời. Yêu à? Vậy là mũi tên của thần tình ái đã tìm được đích đến tại Bệnh viện Phục hồi Chức năng này. Nó đã xuyên qua hai cơ thể gần như bất lực trước bệnh tật và làm rung động con tim của họ – bất chấp một sự thật đau lòng là cả chàng trai và cô gái đều không thể tự ăn uống và thay quần áo, phải thở bằng máy thở và gần như chắc chắn là không bao giờ đi lại được nữa vì Michael bị teo cơ cột sống còn Juana thì bị đa xơ cứng.
Như đoán được sự nghi ngại của Harry, Michael đưa cho ông xem cặp nhẫn cưới như một minh chứng cho quyết định nghiêm túc của mình với một thái độ rạng rỡ chưa từng có từ nhiều năm nay. Sự thật là các nhân viên ở đây đang tiếp xúc với một Michael ngọt ngào và tử tế hơn bao giờ hết từ khi anh tìm thấy tình yêu của mình – một hình ảnh hoàn toàn khác hẳn so với một Michael bẳn gắt, dễ cáu giận mà họ từng biết trước đây.
Tuy nhiên, không một bác sĩ hay điều dưỡng nào dám phiền trách tính cách khó chịu đó của Michael khi họ biết được hoàn cảnh đáng thương mà anh phải trải qua. Do bị dị tật ở chân từ thuở mới lọt lòng nên Michael đã bị cha mẹ bỏ rơi. Anh lớn lên ở trại trẻ mồ côi, sống nhờ vào tấm lòng của các nhà hảo tâm. Nhưng số phận vẫn chưa buông tha anh. Michael thường xuyên bị các cơn đau tim hành hạ, có thể do cơ thể anh quá yếu khi mới sinh. Những năm sau đó, Michael gần như phải sống hẳn trong một trung tâm y tế từ thiện. Dần dần, chứng bệnh quái ác và sự cô độc đã biến anh thành một người luôn bi quan trước cuộc đời.
Khi còn ở trung tâm y tế ấy, Michael rất thân với Betty Vogle, một tình nguyện viên 70 tuổi. Anh xem bà như người mẹ của mình, người đã cho anh cảm thấy mình được yêu thương, được quan tâm.
Tại trung tâm, có lần Michael đã gặp một cô gái cũng phải ngồi xe lăn mà anh rất ấn tượng. Đó là một cô gái dịu dàng, có giọng nói nhỏ nhẹ và đôi mắt xanh thẳm. Khi Michael có ý định làm quen với cô ấy thì anh được biết cô đã chuyển đến nơi khác. Cô chỉ đến trung tâm của anh vỏn vẹn có một ngày – một khoảng thời gian quá ngắn để có thể bắt đầu nhen nhóm một mối quan hệ.
Không lâu sau, trung tâm đóng cửa, và Michael được chuyển đến Bệnh viện Phục hồi Chức năng này. Anh phải xa những người bạn cùng phòng quen thuộc, và tệ hơn nữa là xa Betty – người mẹ tinh thần của mình.
Từ đó, cuộc đời của Michael bước sang những chuỗi ngày dài u ám. Cảm giác cô đơn, trống trải tại nơi ở mới đã khiến Michael trở thành một người sống ẩn dật. Anh luôn giam mình trong phòng và không bao giờ bật đèn bất kể trời sáng hay tối. Biết tin, bà Betty đã quyết định đi xe hơn hai giờ đồng hồ để đến thăm anh. Thế nhưng, Michael vẫn không cảm thấy khá hơn, mà trái lại, tinh thần của anh ngày càng sa sút trầm trọng.Không một ai trong bệnh viện này có thể đến gần động viên, an ủi anh được.
Một ngày kia, khi đang nằm trong phòng thì Michael nghe một âm thanh cót két quen thuộc bên ngoài hành lang. Đó chính là âm thanh từ chiếc xe lăn của Juana – cô gái mà anh từng gặp khi còn ở trung tâm y tế.
Bất ngờ như một định mệnh thúc giục, Michael bật dậy, lăn xe như bay ra cửa. Khoảnh khắc mà ánh mắt anh dừng lại trên gương mặt của Juana dường như khiến cả trái đất ngừng vận động. Đó phải chăng chính là khoảnh khắc mà Thượng đế muốn mang đến để thay đổi hoàn toàn cuộc sống của anh? Juana đã thổi vào cuộc đời vốn u ám của Michael một luồng sinh khí mới.
Michael lại được ngắm nhìn những đám mây và bầu trời trong xanh. Cuộc sống lại trở nên tươi đẹp với nhiều niềm vui mới. Anh bắt đầu tham gia vào các chương trình giải trí của bệnh viện cũng như chuyện trò với mọi người nhiều hơn. Căn phòng u ám của anh thuở nào giờ lại luôn sáng đèn và ngập tràn ánh nắng. Thời gian trôi qua, tình cảm giữa Michael và Juana ngày càng sâu đậm. Những nỗi đau thể chất không còn là rào cản khi hai con người bất hạnh đã tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn. Và chàng trai không thể đợi chờ lâu hơn nữa để thực hiện ước mong lớn nhất đời mình, đó là cầu hôn Juana, một bệnh nhân đã sống trên xe lăn từ năm mười bốn tuổi.
Từ thuở bé, Juana đã gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Việchọc trở nên vô cùng khó khăn với cô khi cô không đủ sức để ngồi học được quá một tiếng đồng hồ. Thấy kết quả trên lớp của con mình, thay vì tìm hiểu và chữa trị, cha cô – một người đàn ông nghiêm khắc và hung dữ – đã thường xuyên đánh đập cô. Đó là lý do cô luôn phải sống trong tâm trạng sợ hãi là một ngày nào đó, đến mẹ cũng sẽ không cần cô nữa. Vì vậy, vào những lúc sức khỏe tương đối tốt, cô gái tội nghiệp đã cố sức làm mọi việc trong nhà “như một đầy tớ gái”.
Năm mười ba tuổi, cô phải trải qua một cuộc phẫu thuật mở khí quản mới có thể thở được. Cũng chính lần vào viện đó, các bác sĩ chẩn đoán cô bị chứng đa xơ cứng. Một năm sau đó, Juana phải ngồi xe lăn và phải thường xuyên vào viện để chữa trị. Một năm trước đây, Juana đã được chuyển đến điều trị nội trú tại bệnhviện này.
Hiểu rõ bệnh tật của mình nên khi Michael ngỏ lời cầu hôn, cô đã không tránh khỏi lo lắng. Cô gái lần đầu tiên biết được tình yêu đó đã hoang mang với ý nghĩ là làm sao cô có thể vực dậy từ nỗi đau khổ nếu đó chỉ là trò đùa quái ác của Michael.
“Michael bảo rằng anh ấy yêu tôi, và tôi rất sợ”, Juana nói, “Lúc đó, tôi nghĩ rằng anh ấy chỉ đang đùa giỡn với tình cảm của mình. Nhưng khi nhìn vào mắt anh ấy, tôi thấy được ở đó sự chân thành”.
Cuối cùng thì Juana cũng nhận lời và hôn lễ được họ dự tính tổ chức vào đúng ngày Lễ Tình nhân. Hôm ấy, trông Juana thật xinh đẹp trong chiếc áo cưới bằng satanh trắng, được điểm xuyết bằng những hạt ngọc trai và thân váy xòe đủ rộng để phủ quanh chiếc xe lăn và máy thở của cô. Viên quản lý Harry, rất tự hào trong vai trò là người chủ hôn, đã đưa Juana vào phòng sinh hoạt chung của bệnh viện, nơi trở thành một thánh đường nho nhỏ với một vị cha xứ được mời đến làm lễ. Dù là ngày vui nhưng gương mặt Juana đẫm lệ – những giọt lệ của niềm hạnh phúc vô bờ.
Chú rể Michael thì tươi tắn trong chiếc áo sơ mi trắng, khoác áo choàng đen và thắt một chiếc nơ rất vừa vặn để giấu đi vết mổ ngay khí quản của mình. Không khác gì Juana, anh rạng rỡ trong niềm vui sướng dâng trào.
Những điều dưỡng viên đứng đầy kín những ô cửa; bệnh nhân thì đầy phòng; còn các nhân viên trong bệnh viện thì đứng chật ních các hành lang. Tất cả đều tập hợp lại để chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng nhất – một kết thúc có hậu của một tình yêu diệu kỳ. Đó quả là một điều kỳ diệu vì trong lịch sử của bệnh viện xưa nay chưa từng có một đám cưới nào như thế.
Hôn lễ không chỉ là niềm hạnh phúc của riêng đôi tình nhân mà còn là niềm vui chung của tất cả mọi người trong bệnh viện. Janet Yamaguchi, trưởng bộ phận giải trí của bệnh viện, đã sắp đặt cẩn thận mọi thứ. Các nhân viên góp tiền lại mua bong bóng trắng và đỏ, chọn những đóa hoa cùng màu, và chuẩn bị một lối đi đầy lá rất lãng mạn. Bên cạnh đó, Janet còn nhờ đầu bếp của bệnh viện làm một chiếc bánh cưới ba tầng có vị chanh.
Buổi lễ diễn ra rất suôn sẻ. Janet đã dùng một sợi dây satanh trắng cột hai chiếc xe lăn của đôi tình nhân lại với nhau như để lưu dấu mãi mãi khoảnh khắc lãng mạn ấy.
Sau buổi lễ, vị cha xứ đã xúc động phát biểu: “Tôi đã cử hành hàng nghìn lễ cưới, nhưng đây mới là lễ cưới tuyệt vời nhất đối với tôi. Cả hai đã vượt qua được những rào cản tưởng chừng không gì phá vỡ nổi để đến với nhau. Tình yêu của họ thật đẹp và thật thuần khiết”.
~  Minh Trâm
“Trích Tuyển Chọn Những Câu Chuyện Hay Nhất – Hạt Giống Tâm Hồn”


chút suy tư trong ngày

Một bác thợ mộc đến tuổi về hưu nói cho ông chủ thầu biết những dự tính của mình trong thời gian sắp tới. Bác sẽ xin nghỉ hưu để vui hưởng tuổi già với con cháu. Bác biết rằng nếu nghỉ việc thì tài chính của gia đình sẽ có phần nào thiếu hụt nhưng bác tin rồi đây gia đình sẽ có cách xoay xở được.
Ông chủ thầu tỏ ra tiếc khi thấy người thợ lành nghề xin thôi việc. Ông ta đề nghị bác cố xây giúp cho hãng thêm một ngôi nhà nữa rồi nghỉ coi như là vì ông. Bác thợ đồng ý làm nhưng ai cũng hiểu rằng bác miễn cưỡng nhận lời chứ không thực lòng muốn nhận công việc này.
Bác ta gọi đại một nhóm thợ có tay nghề kém và mua những loại vật tư chất lượng kém để xây dựng căn nhà ấy. Khi ngôi nhà được xây xong, ông chủ thầu đến tiếp nhận công trình và trao vào tay bác chiếc chìa khoá nhà. Ông nói với bác: "Đây là nhà của anh. Tôi biếu anh món quà này để cảm ơn anh đã làm việc cho công ty bấy lâu nay".
Chúng ta thì có khác gì bác thợ ấy. Chúng ta xây dựng cuộc đời mình bằng một cách cẩu thả, tuỳ tiện với tâm lý đối phó thay vì tích cực và chủ động làm cho nó thật tốt đẹp. Ở một vài thời điểm quan trọng trong cuộc đời của mình, chúng ta không hề dốc sức lực để thực hiện mọi việc cho thật tốt. Thế rồi khi trông thấy tình trạng tồi tệ và nhận ra rằng mình đang sống trong căn nhà do chính tay ta dựng nên thì chúng ta cảm thấy bị sốc. Giá như được biết trước, hẳn chúng ta đã hành động khác đi.
Hãy hình dung mình là bác thợ mộc, còn cuộc đời chúng ta chính là ngôi nhà. Mỗi ngày bạn đóng đinh, lát sàn hoặc xây tường, bạn hãy xây nhà mình một cách khôn ngoan. Bạn chỉ có một cuộc đời mà thôi. Ngay cả trong trường hợp bạn chỉ còn sống một ngày, ngày sống đó cũng đáng để bạn sống sao cho tử tế và có tư cách.
Tấm bảng gắn trên tường ghi rằng: "Sống là thực hiện một kế hoạch do chính mình vạch ra". Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả từ thái độ và những chọn lựa của bạn trong quá khứ. Cuộc sống của bạn ngày mai sẽ là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn ngày hôm nay